Chữ Nhẫn thư pháp – Cách viết những ý nghĩa sâu xa ít ai biết

Chữ Nhẫn thư pháp

Văn hóa nước ta hay nền văn hóa Á Đông nói chung đều gắn liền với chữ Nhẫn. Đặc biệt, người ta thường tặng nhau những món quà như tranh thư pháp với mong muốn hướng đến những đạo lý tốt đẹp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những hàm ý sâu xa trong chữ Nhẫn thư pháp.

1. Cách viết chữ Nhẫn

Chữ nhẫn thư pháp được tạo nên từ 2 chữ:  từ đao ở trên và tâm ở dưới, như thể hiện cái tâm tốt đẹp thì luôn vững vàng trước mọi thanh đao, tâm mà xấu xa thì thanh đao sẽ đâm thẳng xuống. Nét chữ Nhẫn  bên ngoài thì mềm mại, bên trong thì cứng rắn. 

Một vị tướng tài của chúng ta là Đại tướng Võ nguyên Giáp đã viết chữ Nhẫn, được bắt nguồn với Chữ Tâm và Trí. Trong chữ Nhẫn mà ngài viết, để Nhẫn thì phải dùng cả tâm đức, cả trí tuệ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đại tướng cũng luôn kiên nhẫn vì bình an của đất nước, hạnh phúc ấm no của người dân.

chu nhan thu phap 1 - Chữ Nhẫn thư pháp - Cách viết những ý nghĩa sâu xa ít ai biết
Chữ Nhẫn trong tiếng Hán với nhiều đường nét

2. Ý nghĩa của chữ Nhẫn thư pháp

Chữ Nhẫn được dùng rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, trong Phật giáo, trong tranh thư pháp… đến câu nói đời thường. Nhưng ý nghĩa ẩn sâu trong chữ Nhẫn là gì?

2.1. Nhẫn trong văn hóa Trung Hoa

Trong tiếng Hán, chữ Nhẫn được tạo thành từ Tâm và Đao. Nhưng ở một tài liệu khác cũng cho rằng, chữ Nhẫn tượng hình gồm chữ Nhận (刃) thay vì chữ Đao ở phía trên và chữ Tâm (心)  ở phía dưới. Ở đây chữ Nhẫn mang nghĩa là mũi dao nhọn, gần nghĩa với chữ đao tượng hình.

Với những người có nghiên cứu kỹ càng về tiếng Hán, thì chữ Nhẫn không đơn thuần như vậy. Trong chữ Nhẫn có một nét phẩy của bộ phiệt bên dưới chữ đao, nếu tách ra thì thành chữ “nghệ”(刈) . Mà chữ Nghệ chính là sự tài giỏi, thường có câu “đa tài đa nghệ”. Vậy chữ Nhẫn có thể nôm na được tạo thành từ bộ ba Đao,  Nghệ và Tâm. 

Trong Nho giáo Trung Quốc, chữ Nhẫn xuất hiện rất nhiều. Từ các bậc thánh nhân như Khổng Tử, Mạnh tử đều răn dạy các thế hệ hậu bối phải đặt chữ Nhẫn làm trọng tâm. Việc nhỏ không nhẫn thì ắt sẽ làm những hỏng việc lớn, luôn cẩn trọng, nhẫn nhịn để có được những thành công lớn hơn.

chu nhan thu phap 2 - Chữ Nhẫn thư pháp - Cách viết những ý nghĩa sâu xa ít ai biết
Văn hóa Trung Hoa luôn đề cao chữ Nhẫn

2.2. Nhẫn trong Phật giáo và Đạo giáo

Kinh phật luôn răn dạy và truyền tải cho chúng ta những điều tốt đẹp. Phật giáo luôn hướng tới cái tâm thiện, an để cho con người tịnh tâm, hồi hướng. Trong Phật giáo, chữ Nhẫn biểu thị cho sự nhẫn nhục, là sự chịu đựng, sẵn sàng nhận lấy sự yếu thế về bản thân để đạt được điều tốt đẹp.

Nhưng cũng không nên hiểu sai ý nghĩa của chữ Nhẫn, bởi nếu không biết Nhẫn thì sự chịu đựng sẽ càng ngày dồn nén, để bất cứ khi nào nó đủ lớn sẽ như một cơn sóng dữ gây tai họa. Vậy Nhẫn nhưng không phải là nhẫn nhục, đó là hiểu sai bản chất.

Đạo giáo cũng bàn luận rất nhiều về Nhẫn., có câu: “Nếu nhẫn nhịn được thì sẽ không phải chịu nhục”. Con người phải luôn biết cách nhẫn đúng lúc để không phải thiệt thòi về mình.

chu nhan thu phap 3 - Chữ Nhẫn thư pháp - Cách viết những ý nghĩa sâu xa ít ai biết
Kinh phật luôn nhắc nhở con người phải biết sống Nhẫn

2.3. Nhẫn trong cuộc sống

Cuộc sống chúng ta luôn gặp rất nhiều khó khăn, vất vả; nhiều người vì những lợi ích trước mắt mà bỏ qua cái thành công lâu dài; cũng vì không biết nhẫn nhịn mà làm các mối quan hệ xấu đi. Vậy phải luôn biết nhẫn đúng cách, đúng lúc.

Trong hôn nhân, chữ Nhẫn chính là chìa khóa nắm giữ hạnh phúc của mọi gia đình. Qua bao gian nan, thử thách tình yêu của các đôi trai gái càng bền chặt; nhưng nếu không có đủ kiên trì thì liệu hôn nhân có dài lâu? Nhẫn để vì nhau, để yêu thương, bù đắp, thấu hiểu lẫn nhau để cuộc sống êm đềm, vui vẻ.

Trong công việc, Nhẫn biểu trưng cho sự nhẫn nại, kiên trì.  Chúng ta luôn luôn không ngừng phấn đấu, học hỏi và phải thật kiên trì với điều đó thì mới dẫn đến con đường thành công sau này.

chu nhan thu phap 4 - Chữ Nhẫn thư pháp - Cách viết những ý nghĩa sâu xa ít ai biết
Nhẫn chính là điều cốt lõi của cuộc sống

Trong các mối quan hệ xã hội, chỉ vì một số điều nhỏ nhặt, vụn vặt mà không bỏ qua thì sẽ làm mọi thứ đổ vỡ, tồi tệ. Ông bà ta có câu: “ một điều nhịn, chín điều lành”như một lời nhắc nhở con cháu. Ngoài ra, Nhẫn còn mang lại sức khỏe cho con người, giúp tâm trạng xóa đi những cảm xúc tiêu cực, âu lo. Từ đó, giảm căng thẳng cho đầu óc hay nguy cơ các bệnh về tim mạch.

3. Có nên mua tranh chữ Nhẫn thư pháp?

Tranh Thư pháp chữ Nhẫn được ưa chuộng rất nhiều, các sản phẩm này được sử dụng như là quà tặng trong kinh doanh. Các sản phẩm thư pháp chính là một món quà dễ lựa chọn, nó mang đậm nét truyền thống pha chút hiện đại của dân tộc. Vậy có nên chọn tranh thư pháp chữ Nhẫn?

Câu trả lời là có, bởi tranh thư pháp chữ Nhẫn mang nhiều ý nghĩa cho bản thân, cho gia đình. Một bức tranh thư pháp treo trong căn phòng của gia đình bạn sẽ như một lời nhắc nhở, mỗi thành viên luôn có trách nhiệm để vun vén cho gia đình, xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Bạn cũng có thể treo tranh tại phòng làm việc như một lời cỗ vũ cho chính bạn, phải phấn đấu, nỗ lực để gặt hái những thành quả nhất định.

Trong kinh doanh, một món quà mang nhiều ý nghĩa không có gì hơn chính là tranh thư pháp chữ Nhẫn. Một món quà sang trọng, tinh tế, giúp cho mối quan hệ đối tác thêm bền chặt.

chu nhan thu phap 5 - Chữ Nhẫn thư pháp - Cách viết những ý nghĩa sâu xa ít ai biết
Tranh thư pháp chữ Nhẫn rất được ưa chuộng

Mua tranh chữ Nhẫn thư Pháp Tại Linh Art, bạn có thể tìm mua rất nhiều tranh thư pháp chữ Nhẫn. Màu sắc, kiểu dáng, nét chữ vô cùng đa dạng để bạn có thể dễ dàng sở hữu những sản phẩm tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.